Lông vùng kín mọc rậm rạp khiến nhiều chị em tự ti và cảm thấy bất tiện. Thế nhưng, ít ai biết rằng, mọc ở vùng nhạy cảm nhất của cơ thể, lông mu hay lông vùng kín luôn giữ những nhiệm vụ vô cùng quan trọng giúp bảo vệ “cô bé”, “cậu bé”. Lông vùng kín có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đặc điểm sinh lý của lông vùng kín
Lông vùng kín hay lông mu là vùng lông mọc ở gần gò mu phía trên âm hộ (ở nữ) hoặc gốc dương vật (ở nam). Phần lông này thường xuất hiện khi nam và nữ bước vào độ tuổi dậy thì. Độ thưa hay rậm tùy vào gen và yếu tố hormone trong cơ thể của mỗi người. Đa số lông vùng kín có màu đen sậm.
Cũng giống như tóc, lông mu mọc, phát triển và rụng đi theo chu kỳ. Chu kỳ rụng của lông vùng kín thường là nửa năm. Ở thời kỳ lão hóa, lông vùng kín có thể rụng đi từ 10-20 sợi mỗi ngày, đồng thời, khi này, tại các nang lông sẽ tiếp tục sản sinh các sợi lông mới thay thế những sợi lông bị rụng xuống để đảm bảo thẩm mỹ cũng như nhiệm vụ cơ thể mà chúng đảm nhiệm.
Lông vùng kín có tác dụng gì?
Những năm gần đây, chị em có phong trào tẩy và triệt lông vùng kín. Thế nhưng, trước khi quyết định làm thủ thuật này, bạn không nên bỏ qua những tác dụng tự nhiên mà lông vùng kín luôn đảm nhiệm .
Bảo vệ vùng kín bằng cách ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn và bụi bẩn
Giữ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho cơ quan sinh dục nhạy cảm
Giảm cọ xát gây hại vùng kín từ quần áo khi vận động, sinh hoạt; hạn chế những va đập vật lý khi quan hệ tình dục
Mang ý nghĩa về thẩm mỹ tính dục khi biểu hiện cho sự trưởng thành của giới tính, thể hiện nét đẹp gợi cảm, quyến rũ
Giữ mùi pheromone – mùi mà cơ thể người tiết ra lúc hứng tình, bên cạnh việc hỗ trợ quá trình bôi trơn giúp cuộc tình trở nên trơn chu.
Cảnh báo tình trạng bệnh lý liên quan đến viêm nang lông, rối loạn trao đổi chất, rối loạn hormone, ung thư tinh hoàn với nam giới, nhiễm nấm sinh dục…
Quan niệm phong thủy “vô mao bần chí tử” (không có lông mu thì nghèo đến chết) ở nữ giới.
Tuy giữ nhiều chức năng quan trọng nhưng lông vùng kín thường bị xem nhẹ và nhiều người mong muốn cạo hay tẩy bỏ.
Mất đi lông vùng kín có sao không?
Lông mu ở phụ nữ giữ chức năng bảo vệ, cảnh báo bệnh tật cũng như mang ý nghĩa lớn về phong thủy, tướng số. Khi bị thiếu đi, chị em có thể gặp phải một số nguy hại.
– Vùng kín gặp nguy hiểm: Khi thiếu đi lông mu do bẩm sinh, vùng kín trực tiếp đối mặt với bụi bẩn, vi khuẩn, khô rát do thiếu độ ẩm và bị cọ xát khi hoạt động, quan hệ vợ chồng.
– Mất dấu hiệu cảnh báo bệnh tật: Dựa vào biểu hiện của lông vùng kín, chị em có thể nhận biết được một số bệnh lý như viêm nang lông, rối loạn trao đổi chất, nhiễm nấm sinh dục… Không có vùng lông này khiến việc theo dõi sức khỏe gặp khó khăn, trường hợp xấu là không thể chữa trị kịp thời.
– Thiếu sức hút với nam giới: Lông mu vùng kín có khả năng giữ được mùi hương đặc trưng của phái đẹp, gây hứng tình và là thứ kích thích giúp quan hệ nam nữ trơn tru, kịch tính và bùng cháy hơn.
– Chịu cảnh rèm pha trước quan niệm “vô mao bần chí tử”: “Không có lông mu thì nghèo đến chết” là quan niệm tồn tại từ thời phong kiến đến nay vẫn hằng ngày đe dọa đẩy hạnh phúc của biết bao gia đình tới bờ vực.
Quan niệm thể hiện việc những người phụ nữ không có lông mu sẽ mang đến những điều không may mắn, khó sinh nở; cản trở sự nghiệp làm ăn, công danh không thành đạt.
Trên thực tế, không phải ai cũng may mắn sở hữu vùng lông “cô bé”, “cậu bé” rậm rạp và bóng khỏe.
Hiểu được những chức năng và tầm quan trọng đối với sức khỏe sinh dục, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn không nên sử dụng biện pháp tẩy, triệt lông. Nếu lông mu quá dài và bí bách, bạn hãy hãy thử tỉa ngắn lông mu một chút, khoảng 2-3 cm. Việc này vừa giúp vùng kín gọn gàng, lại dễ dàng vệ sinh mà vẫn giữ được lớp bảo vệ, vẻ đẹp của giới tính.
Nguyên nhân khiến vùng kín không có lông
Lông mu được phát triển khi nam và nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì và tiếp tục phát triển khi trưởng thành. Bên cạnh sự phát triển bình thường ở mọi người thì cũng không hiếm gặp các trường hợp dù đã bước qua độ tuổi dậy thì nhưng lông vùng kín không phát triển hoặc phát triển thưa, kém. Vậy nguyên nhân khiến vùng kín không có lông do đâu?
Có 2 nhóm nguyên nhân khiến vùng kín không có lông là do bẩm sinh và do bị rụng.
Vùng kín không có lông do bẩm sinh
Là các trường hợp tại vùng tam giác mật không có các thụ thể lông mu ở người kể từ khi lọt lòng không có hoặc phát triển không hoàn toàn. Các thụ thể không phát triển bình thường do đặc tính di truyền quy định hoặc yếu tố nội tiết ảnh hưởng. Thiếu đi các thụ thể này khiến các nang lông không có được phần gốc rễ để phát triển và gây nên hiện tượng “vô mao” ở nhiều chị em. Tình trạng “vô mao” bẩm sinh như này sẽ không đáng lo ngại nếu như kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn đều đặn và bình thường.
Vùng kín không có lông/thưa lông do rụng bệnh lý
Nguyên nhân vùng kín không có lông do rụng bệnh lý hiện nay rất phổ biến. Rụng lông mu vùng kín là cơ chế sinh lý ở mỗi người với số lượng trung bình là từ 2-4 sợi/ngày vào giai đoạn thay thế. Phần lông rụng này sẽ được thay thế bởi các sợi lông mới từ chính những nang lông nằm sâu dưới da. Bên cạnh rụng sinh lý thì rụng bệnh lý chính là nguyên nhân vùng kín không có lông cần được bạn quan tâm. Một số bệnh gây nên tình trạng rụng bệnh lý là viêm nang lông, nhiễm nấm sinh dục… Khi mắc các bệnh lý này, nang lông không nhận được đủ chất dinh dưỡng, trở nên yếu và rụng trụi, gây nên hiện tượng vùng kín không có lông ở nhiều chị em.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng vùng kín không có lông?
Trái ngược với tâm lý loại bỏ hoàn toàn đi phần lông vùng kín, nhiều người luôn tự ti về việc mình “vô mao” hay lông vùng kín kém bóng mượt, rậm rạp. Vậy làm thế nào giúp xóa bỏ sự tự ti cho anh chị em khi gần gũi với người thương? Tùy vào tình trạng và nguyên nhân cụ thể, tình trạng vùng kín không có lông hoàn toàn có thể khắc phục được.
Đối với nguyên nhân vùng kín không có lông do rụng bệnh lý, bạn cần xác định chính xác yếu tố tác động và xử lý bệnh lý triệt để. Thông thường, nếu nang lông chưa bị tổn thương quá nặng thì chỉ sau từ 2-3 tháng sau khi điều trị bệnh, các nang lông mới sẽ phát triển. Khi này, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc kích thích mọc lông hoặc áp dụng thực hiện các cách massage, bổ sung dinh dưỡng cho vùng da nhạy cảm, kích thích nang lông hoạt động.
Đối với nguyên nhân vùng kín không có lông do bẩm sinh thì cấy lông mu là cách duy nhất có thể giải quyết. Đây là phương pháp sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của người bệnh là nguyên liệu để thêm vào vùng da nhạy cảm. Từ những nang tóc đã được cấy ghép trên vùng da mới sẽ tiếp tục sản sinh ra các sợi tóc có hình dáng và tính chất phù hợp, mang đặc điểm tương tự như sợi lông vùng kín.
Cấy lông mu hay cấy lông vùng kín tự thân là có thể áp dụng cho cả các trường hợp nang lông đã bị tổn thương do rụng bệnh lý mà không kịp xử lý kịp thời.
Comments