top of page

Lỡ uống bia khi mang thai có sao không? Thai nhi có ảnh hưởng không?

Thông thường thì trong thời gian mẹ bầu thường được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng các chất kích thích, nhất là bia rượu. Nhưng trong dân gian lại có một số quan niệm cho rằng, mẹ bầu khi uống bia sẽ sinh con trắng trẻo và khỏe mạnh. Chính điều này, khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc lỡ uống bia khi mang thai có sao không? có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung - bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.

Lỡ uống bia khi mang thai 3 tháng đầu

Uống bia ở mức vừa phải liệu có gây ra rủi ro gì không?

Thực tế đã chỉ ra rằng nếu chị em uống bia với lượng vừa phải, điều độ sẽ có tác động tích cực giúp lợi tiêu hóa, làm đẹp tóc, trị mụn và cân bằng độ pH trên da giúp da đẹp mịn màng hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những phụ nữ không mang thai.

Bởi đã có rất nhiều tài liệu đã chứng minh, việc uống bia khi mang thai dù với lượng nào và trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Theo một số nghiên cứu, việc uống bia sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi khi mẹ uống bia, chất cồn có trong bia sẽ đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi, nên việc mẹ bầu uống bia cũng đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng uống bia. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ say bia vài giờ thì thai nhi có thể lì bì đến vài ngày. Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể.

Do đó, nếu mẹ bầu uống bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển. Mặc dù việc sử dụng lượng bia vừa phải không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như việc sử dụng quá nhiều. Nhưng một số ảnh hưởng đến thai nhi có thể thấy đó là những bé có mẹ uống bia khi mang thai có khả năng gặp vấn đề với việc học tập như chứng khó đọc, khó diễn đạt, gặp khó khăn trong giao tiếp, khả năng tập trung, giải quyết thông tin kém, hoặc khó khăn trong việc xác định hậu quả của các lựa chọn.

Uống nhiều bia gây ra những rủi ro gì?

Như đã nói thì không có bất kỳ số lượng sử dụng bia nào được cho là an toàn thậm chí là uống vừa phải (một ly mỗi ngày) cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu uống nhiều bia trong khi mang thai là gây ra nguy cơ mắc hội chứng suy thai do rượu ở thai nhi, hay còn gọi tắt là FAS.

Hội chứng này khiến thai nhi kém phát triển ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai. Các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống; chiều cao và cân nặng thấp hơn trung bình,...

lỡ uống bia khi mang thai tháng đầu

Ngoài ra, việc uống nhiều bia trong thời gian mang thai còn có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi như:

Nguy cơ sảy thai, lưu thai:

Khoa học đã chứng minh, việc uống rượu bia trong khi mang thai, sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Vì vậy, khi thai nhi phải sống và phát triển trong môi trường có nhiều chất cồn, sẽ khiến cơ thể non yếu của trẻ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế, đã có không ít trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do mẹ uống nhiều bia.

Thai dị tật

Một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng phụ nữ có thai uống trên 30ml rượu nguyên chất mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho rằng rượu chính là chất gây ra quái thai, sự bất thường trong tâm trí bào thai cũng như bé sau khi chào đời.

Thai nhi kém phát triển

Sau khi mẹ bầu uống bia rượu, chất ethanol khi vào cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất có khả năng gây độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào thai. Khi uống bia sẽ làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và bé, khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các dưỡng khí nên sẽ khó phát triển khỏe mạnh bình thường và khả năng bị sinh non, không phát triển khỏe mạnh.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi

Ở giai đoạn đầu khi mang thai nếu mẹ uống bia có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào khiến cho quá trình phân bào diễn ra chậm hơn. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của bào thai.

Ảnh hưởng đến gan của thai nhi

Khi mẹ bầu uống bia, các chất kích thích có trong chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi vì chúng truyền sang bé qua nhau thai. Nếu như lá gan ở cơ thể mẹ có thể phân hủy bia một cách nhanh chóng, thì tác hại của bia với thai nhi sẽ kéo dài hơn vì lá gan mới hình thành nên chức năng của nó còn non yếu.

Lỡ uống bia khi mang thai có sao không?

Từ những chia sẻ ở trên thì đáp án cho câu lỡ hỏi uống bia khi mang thai có sao không? câu trả lời là CÓ. Việc uống bia khi mang thai dù ở trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong tuần đầu, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Cụ thể như sau:

Lỡ uống bia ở tuần thai đầu tiên và 3 tháng đầu

Nếu mẹ uống bia ở tuần đầu và 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào khiến cho quá trình phân bào diễn ra chậm hơn. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến tế bào thần kinh.

Nếu mẹ uống nhiều bia và sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho cho thần kinh em bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về sau này. Cũng như có nguy cơ gặp phải tình trạng trí nhớ kém, tiếp thu và tập trung kém, hiếu động thái quá, không làm chủ được bản thân,....

Lỡ uống bia khi mang thai 3 tháng cuối

Với những tác hại từ việc uống bia rượu có thể gây ra thì có thể thấy việc uống bia khi mang thai 3 tháng cuối hay ở bất cứ giai đoạn nào cũng được khuyến cáo là không nên uống. Vì như đã nói thì không có một giới hạn nào an toàn cho việc uống bia trong thời gian mang thai. Dù mẹ bầu uống một cốc hay một ngụm, dù uống ở giai đoạn đầu thai kỳ hoặc giai đoạn cuối cũng đều có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bên cạnh đó, nếu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cho con bú, mẹ bầu sử dụng nhiều bia sẽ khiến cho chất lượng sữa bị giảm sút đáng kể. Mà sữa mẹ lại vô cùng quan trọng đối với sự phát trẻ của bé, nhất là ở 6 tháng đầu đời. Trong sữa giàu folate, chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho bé lớn lên khỏe mạnh và phòng chống các loại bệnh như thiếu máu. Đồng thời, chất lượng sữa giảm sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên trực tiếp trẻ như: giảm hệ miễn dịch của trẻ, khiến bé phát triển trí não kém hơn, rượu chứa trong sữa mẹ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé khóc nhiều hơn….

Nói chung, các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu, bia đều không an toàn cho phụ nữ mang thai. Một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả một ly rượu vang cũng đều có chứa cồn và nó có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu tốt nhất nên tránh xa bia, rượu trong suốt quá trình mang thai của mình. Thay vào đó mẹ bầu nên chọn các loại thức uống bổ dưỡng khác theo lời khuyên của bác sĩ để bé yêu sinh ra được khỏe mạnh.

Những lưu ý trong giai đoạn thai kỳ

Cũng theo bác sĩ Dung thì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, cũng như ngăn ngừa những ảnh hưởng có thể xảy ra trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Khám thai định kỳ

Việc làm này không chỉ giúp theo dõi được sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn giúp phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bệnh lý bất thường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi hoặc mắc phải một số căn bệnh hiếm gặp bẩm sinh xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không thường xuyên khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Dưới đây là những mốc khám thai mà mẹ bầu cần thực hiện đó là

  • Khám thai lần đầu: Lần khám thai này được thực hiện khi chị em phát hiện que thử thai 2 vạch hoặc nhận thấy những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể nghi ngờ mang thai như: chậm kinh, ra máu báo thai, buồn nôn, nôn, tính khí thất thường… Lần khám thai này nhằm giúp các mẹ biết chính xác bản thân mình có đang mang thai hay không, thai tầm bao nhiêu tuần tuổi, nằm trong hay ngoài tử cung…Cũng trong lần khám này, mẹ bầu thường sẽ được kiểm tra cân nặng, chiều cao, đo huyết áp, thử nước tiểu, siêu âm, xét nghiệm máu. Ngoài ra, được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng đồng thời cảnh báo các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

  • Khám thai lần 2: từ tuần thứ 7 – 8: Ở lần khám thai này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi thai, xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.

  • Khám thai lần 3: từ tuần thứ 10-13 tuần 6 ngày: Trong lần khám thai này, ngoài việc kiểm tra thường quy, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm Double test. Vì đây là thời điểm thích hợp nhất để các bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện bất thường trong nhiễm sắc thể, phát hiện dị tật bẩm sinh như: bệnh down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành (và một số bệnh bất thường về nhiễm sắc thể như bệnh Edward hoặc Patau). Nếu thai có nguy cơ cao mắc bệnh về di truyền thì mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm sinh thiết gai nhau.

  • Khám thai lần 4: từ tuần 16 - 22 tuần tuổi: Lần khám thai này mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ 3) nhằm phát hiện nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi. Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng từ tuần 15 - 18 của thai kỳ. Thai phụ cũng cần lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ gây sảy thai nhưng với tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1%. Sau đó cũng như những lần khám thai trước, bác sĩ sẽ thực hiện đo cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, siêu âm và thử máu,... để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Từ đó tư vấn cho mẹ bầu chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của thai.

  • Khám thai lần 5: Từ tuần 24 -28: Để theo dõi thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá như: kiểm tra cân nặng, huyết áp, thử nước tiểu; siêu âm quan sát sự phát triển của thai và lượng nước ối, tầm soát tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, đo khoảng cách từ đỉnh tử cung xuống xương mu để tính tuổi thai, kiểm tra tim thai.

  • Khám thai lần 6: ở tuần 32: Đây là lần khám cuối giúp mẹ bầu xác định dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được khám tổng quát, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá và tiên lượng độ phát triển của thai và tư vấn chuẩn bị lựa chọn nơi sinh tốt nhất.

  • Khám thai lần 7: từ 35 – 36: Trong lần khám này, mẹ bầu sẽ được siêu âm để kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, xét nghiệm máu,… Một số cơ sở y tế còn cho mẹ bầu làm xét nghiệm Non-stress test để kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không.



Lưu ý: Sau mốc khám thai này, mẹ bầu nên khám thai mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu hoặc gặp các bất thường khác để đảm bảo rằng trẻ sinh ra được khỏe mạnh nhất. Cũng trong khoảng thời gian này mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như có được kết quả khám thai chính xác nhất, khi tiến hành khám thai các mẹ cần chú ý lựa chọn cho mình những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Nếu còn đang băn khoăn về vấn đề này thì phòng khám Đa Khoa Quốc Tế, địa chỉ 221 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1- Tp.HCM là một gợi ý. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín được Sở Y tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám và chữa trị các bệnh lý nam khoa, bệnh lây qua đường tình dục, thăm khám thai định kỳ,... Toàn bộ quá trình thăm khám thai tại phòng khám đều do đội ngũ y bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi, có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn trực tiếp thực hiện.

Không những thế, phòng khám còn được đầu tư với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại cho kết quả nhanh chóng, chính xác và hình ảnh rõ nét, chân thực. Thủ tục khám chữa bệnh nhanh gọn, chuyên nghiệp. Chi phí được niêm yết giá công khai, minh bạch theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Để đặt lịch hẹn khám trước với các bác sĩ tại phòng khám, các mẹ vui lòng nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 03.8558.1111 hoàn toàn miễn phí.

Chế độ dinh dưỡng

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và như sự phát triển của thai nhi, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, chú ý bổ sung 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung nhiều loại vi chất khác để thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong chế độ dinh dưỡng mẹ cần chú ý không ăn các loại cá có nhiễm thủy ngân nặng như, cá ngừ, cá thu,... Và chú ý đến chất lượng thực phẩm và khâu vệ sinh, chế biến. Cần tuân thủ “ăn chín, uống sôi” vì thực phẩm chưa qua chế biến chứa lượng lớn vi khuẩn. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ươn, đồ ăn thiu.

Chế độ dùng thuốc

Trong thời gian mang thai, mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Bởi trong thời gian mang thai nếu mẹ sử dụng thuốc tùy tiện có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu muốn sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc bổ các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Những điều cần tránh khi mang thai

Để đảm bảo an toàn, khi mang thai, mẹ bầu cần tránh những điều sau:

  • Không làm việc nặng nhọc, quá sức hoặc làm việc trong môi trường độc hại hay những việc làm phải đứng lâu, cúi nhiều.

  • Tránh căng thẳng, stress, thức khuya,... thay vào đó mẹ nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái.

  • Quan hệ khi mang thai tuy không cần kiêng quá mức nhưng cần hết sức thận trọng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

  • Không sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn (thuốc lá, rượu, bia,,..) hoặc đồ có ga vì có thể làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.

  • Không bế hoặc tiếp xúc gần các vật nuôi trong nhà vì các ký sinh trùng trên cơ thể vật nuôi có thể nhiễm sang mẹ và gây bệnh. Chúng có thể xâm nhập qua nhau thai từ cơ thể mẹ và gây khiếm khuyết cho sự phát triển của thai nhi.

  • Không đi giày cao gót.

  • Tránh tất bài tập vận động mạnh, thay vào đó mẹ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,...

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Dung về vấn đề lỡ uống bia khi mang thai có sao không? có ảnh hưởng gì không? cùng một số thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho mẹ bầu có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY!

Xem thêm bài viết:

25 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


hỏi bác sĩ
bottom of page