top of page

Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu có được không? là câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì khi mang thai, mẹ bầu cần phải thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Và trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Bởi một số loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chính vì vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, các chuyên gia Sản phụ khoa sẽ cung cấp cho mẹ bầu một số thông tin về thuốc aspirin. Cũng như đi tìm đáp án cho câu hỏi uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?


Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Thuốc aspirin là thuốc gì?

Trước khi giải đáp uống thuốc aspirin khi mang thai 3 tháng đầu được không các chuyên gia cung cấp thông tin về thuốc aspirin là thuốc gì. Thuốc Aspirin hay còn được gọi là axit acetylsalicylic (ASA) là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Aspirin có khả năng ngăn chặn sự hoạt động của những chất tự nhiên có trong cơ thể nhằm tác dụng hạ sốt và giảm sưng đau ở rất nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, như đau trong đau cơ, đau răng, cảm lạnh, nhức đầu, đau do viêm khớp...

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sử dụng thuốc này với mục đích hạn chế sự hình thành của cục máu đông, giúp giảm nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, bệnh lý tim mạch... Với những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật tắc động mạch như phẫu triệu bắc cầu, cắt nội mạc động mạch cảnh hay can thiệp đặt stent động mạch vành,... Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc aspirin 81mg để làm loãng máu, ngăn chặn tình trạng xuất hiện cục máu đông và để lại những biến chứng nguy hiểm, đó là đau tim hoặc thậm chí là đột quỵ.

Chỉ định dùng thuốc Aspirin

Một số chỉ định cụ thể dùng thuốc Aspirin đó là:

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trẻ em hay viêm khớp gặp ở lứa tuổi thanh niên

  • Cơn đau tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát, ngăn chặn cơn đau tim

  • Tổn thương khớp gây đau và mất chức năng

  • Cơn đau thắt ngực đột ngột diễn biến xấu đi hay còn gọi là hội chứng vành cấp

  • Cơn đau ngực liên quan đến bệnh lý tim đột ngột diễn biến xấu hơn gọi là đau thắt ngực.

  • Sốt, đau đầu

  • Ngăn chặn cục máu đông ở não bộ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

  • Tai biến mạch máu não thoáng qua

  • Đau trong thời gian hành kinh

  • Đột quỵ do huyết khối gây tắc mạch cấp tính

  • Phòng chống đột quỵ khi có những dấu hiệu nghi ngờ.

  • Bệnh thấp khớp, viêm niêm mạch khớp, viêm gân, bao gân, bao hoạt động, túi quanh khớp

  • Bệnh Kawasaki

Chống chỉ định

  • Những người dị ứng với aspirin hoặc dị ứng với bất kì các thành phần nào có trong thuốc.

  • Người có triệu chứng hen, bị viêm mũi hoặc nổi mày đay khi dùng aspirin hoặc những các thuốc chống viêm không steroid khác trước đây.

  • Từng mắc bệnh hen khi dùng thuốc sẽ tăng nguy cơ gây ra các cơn hen.

  • Thường xuyên chảy máu, bị giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động.

  • Người bệnh mắc suy tim mức độ từ vừa đến nặng, bị suy gan/ thận.

Các dạng thuốc Aspirin và hàm lượng thuốc

  • Viên caplet, thuốc uống: 325 mg, 500 mg.

  • Viên caplet, tan trong ruột, thuốc uống: 325 mg.

  • Kẹo cao su, dạng nhai: 325 mg.

  • Viên đặt trực tràng, thuốc đạn: 300 mg, 600 mg.

  • Viên nén, thuốc uống: 325 mg.

  • Viên nén, thuốc nhai: 81 mg.

  • Viên nén, tan trong ruột: 81 mg, 325 mg, 650 mg.

Hướng dẫn dùng thuốc Aspirin

Cách dùng

  • Dùng thuốc theo đường uống.

  • Nên uống thuốc sau bữa ăn (uống lúc bụng no) để giảm thiểu gây nguy cơ loét đường tiêu hóa.

Liều dùng

Đối với từng loại thuốc Aspirin với hàm lượng khác nhau, tùy theo từng đối tượng, lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh mà liều dùng thuốc khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý rằng, liều trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, không tự ý dùng mà phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ kê đơn

Liều dùng thuốc Aspirin với người lớn trong điều trị một số bệnh lý như sau:

Đối với thuốc Aspirin thông thường

  • Hạ sốt, giảm đau: Liều dùng thường là 300 – 650 mg, thuốc có thể dùng theo cách uống hoặc đặt thuốc theo đường trực tràng khoảng 4 – 6 giờ 1 lần, không vượt quá 4g Aspirin 1 ngày.

  • Hạ sốt trong bệnh lý thấp khớp: Liều dùng là 80mg/kg/ngày chia làm 4 liều bằng nhau, cũng có thể dùng liên lên đến 6.5 mg/ngày.

  • Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống: Liều dùng là 3g/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.

  • Dự phòng khả năng xảy ra đột quỵ do thiếu máu não: Liều dùng là 50 – 325 mg/1/1 ngày, thời gian duy trì thuốc là vô thời hạn.

Với thuốc Aspirin pH8: liều dùng lại có một số thay đổi như sau:

  • Điều trị viêm cột sống dính khớp: Liều dùng là 3g/ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.

  • Điều trị khớp cột sống: Liều dùng cao hơn, khoảng 4g/ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.

  • Điều trị viêm xương khớp: Liều dùng là 3g/ngày, uống nhiều lần trong ngày.

Với thuốc Aspirin 81mg: Thuốc Aspirin 81mg dùng cho người lớn cũng có rất nhiều liều dùng, phù hợp với từng trường hợp bệnh lý cụ thể như sau:

  • Điều trị nhồi máu cơ tim: Liều dùng là 160 – 162.5 mg/ngày, uống 1 lần trong ngày, dùng trong khoảng 30 ngày kể từ khi bác sĩ người bệnh có cơn nhồi máu cơ tim.

  • Điều trị đột quỵ do thiếu máu lên não: Liều dùng là 50 – 325 mg/ngày, uống 1 lần trong ngày, thời gian dùng thuốc vô thời hạn.

  • Điều trị cơn đau thắt ngực: Liều dùng là 75 – 325 mg/ngày, uống 1 lần trong ngày, tiếp tục vô thời hạn.

  • Dự phòng cơn đau thắt ngực, đột quỵ do cục máu đông, cơn nhồi máu cơ tim: Liều dùng Aspirin là 75 – 325 mg/ngày, uống 1 lần, tiếp tục vô thời hạn.

  • Dự phòng cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ghép (CABG): Liều dùng là 325mg/1 ngày, uống 1 lần, bắt đầu từ 6 giờ sau khi kết thúc phẫu thuật và tiếp tục sử dụng trong 1 năm hoặc vô thời hạn nếu cần.

  • Dự phòng cho bệnh nhân thực hiện tạo hình mạch vành (PTCA): Liều dùng là 325mg uống một lần 2 giờ trước khi phẫu thuật. Sau đó là 160 - 325 mg/ngày uống 1 lần, tiếp tục vô thời hạn.

  • Dự phòng cho bệnh nhân thực hiện cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh: Liều dùng là 80 mg/ngày, uống 1 lần, tăng lên đến 650 mg uống 2 lần/ 1 ngày trước khi phẫu thuật và tiếp tục uống vô thời hạn.

Liều dùng Aspirin đối với trẻ em

Loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye ở trẻ em. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ, nhất là những bé đang hồi phục sau khi bị nhiễm virus. Aspirin chỉ nên được dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Theo đó, liều dùng thuốc Aspirin dùng cho trẻ trên 12 tuổi như sau:

  • Hạ sốt và giảm đau: Liều dùng là 300-650 mg bằng đường uống hoặc đặt trực tràng khoảng 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4g/ngày.

  • Điều trị viêm khớp dạng thấp: Với trẻ trên 12 tuổi hoặc nặng hơn 25kg, liều khởi đầu là 2,4-3,6 g/ngày chia làm các liều bằng nhau.

  • Điều trị sốt thấp khớp: Liều dùng là 90-130 mg/kg/ngày chia làm 4 liều bằng nhau, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ, cũng có thể dùng liên lên đến 6.5 mg/ngày.


Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Liều dùng aspirin pH8 cho trẻ em trên 12 tuổi để điều trị bệnh Kawasaki

  • Liều khởi đầu (giai đoạn cấp tính có sốt): Liều dùng là 80 -100 mg/kg/ngày đường uống hoặc đặt trực tràng, chia làm 4 liều bằng nhau, mỗi liều cách nhau mỗi 4-6 giờ và dùng tối đa trong vòng 14 ngày (cho đến khi không còn sốt trong 48 giờ).

  • Liều duy trì (dưỡng bệnh): Liều dùng là 1 - 5 mg/kg đường uống hoặc đặt trực tràng một lần/ ngày. Nếu trẻ không có bất thường ở động mạch vành, nên tiếp tục dùng thuốc Aspirin liều thấp trong vòng 6-8 tuần hoặc cho đến khi ESR (tốc độ lắng máu) và số lượng tiểu cầu bình thường. Còn nếu trẻ có bất thường động mạch vành nên tiếp tục điều trị bằng Aspirin liều thấp vô thời hạn.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi uống thuốc các bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Uống thuốc với 1 ly nước đầy, không nằm xuống ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc. Trường hợp nếu khó chịu ở dạ dày khi uống thuốc, ban có thể uống với sữa.

  • Nuốt toàn bộ viên nén bao tan trong ruột, không nghiền hoặc nhai thuốc vì điều này có thể khiến cho dạ dày khó chịu hơn.

  • Không nghiền hoặc nhai viên nén hoặc viên nang phóng thích kéo dài, bởi điều này có thể khiến thuốc tác dụng ngay lập tức, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Đồng thời không chia viên nén phóng thích kéo dài, trừ bác sĩ chỉ định. Nuốt toàn bộ hoặc chia viên thuốc, không làm vỡ hoặc nhai viên thuốc.

  • Trường hợp nếu bạn dùng thuốc aspirin pH8 để điều trị đau đầu nếu gặp phải tình trạng nói lắp, yếu ở một bên của cơ thể hoặc thay đổi thị lực đột ngột thì gọi cấp cứu ngay. Với những người bị đau đầu do chấn thương, ho, cúi người hoặc bị đau đầu dai dẳng đi kèm với nôn mửa, sốt và cứng cổ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

  • Với những trường hợp chỉ uống thuốc khi cần (không uống theo lịch), cần phải biết rằng thuốc giảm đau chỉ tác dụng tốt ngay khi vừa xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Còn khi cơn đau đã trở nên nghiêm trọng thì thuốc có thể sẽ không hoạt động hiệu quả. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp.

  • Không nên dùng aspirin quá 10 ngày để tự điều trị cơn đau kéo dài hoặc hơn 3 ngày cho cơn sốt.

Tác dụng phụ của thuốc Aspirin

  • Tình trạng tiết acid dạ dày còn dư

  • Ợ nóng, kích thích dạ dày, hệ thống ruột

  • Buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày. viêm dạ dày

  • Giảm kết dính tiểu cầu, vỡ thành dạ dày, ruột

  • Sốc phản vệ, phù mạch, thiếu máu tan máu, thiếu máu hoặc giảm bạch cầu máu

  • Viêm thận kẽ. chảy máu dạ dày, ruột, chảy máu nội sọ, chảy máu hậu môn, chảy máu nướu

  • Phồng rộp da, co thắt phế quản, bệnh lý gan, viêm da dị ứng

  • Co giật, khó thở, thở khò khè, phát ban, chán ăn, buồn ngủ, ngứa, ù tai

Mặc dù là một loại thuốc giảm đau kháng viêm khá phổ biến trên thị trường như thuốc Aspirin vẫn có rất nhiều tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng. Do đó, khi sử dụng thuốc, nếu gặp những triệu chứng trên đây bạn cần thông báo ngay với bác sĩ.

Xử lý khi dùng thuốc quá liều

Khi sử dụng thuốc Aspirin quá liều bạn sẽ có những triệu chứng như: Đau rát họng hoặc dạ dày, tiểu ít, sốt, dễ kích ứng, chóng mặt, mắt mờ; lú lẫn, co giật, buồn ngủ,....

Lúc này bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ và nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Khi đi phải mang theo bao bì thuốc để nhân viên có thể biết chính xác bạn đã uống liều lượng như thế nào, từ đó có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả

Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu có được không

Uống aspirin khi mang thai 3 tháng đầu có được không, câu trả lời là KHÔNG. Bởi Aspirin không an toàn cho phụ nữ mang thai, trừ khi được bác sĩ chỉ định và kê toa. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy dùng Aspirin liều thấp (75 – 300mg) có thể gây ra vấn đề cho mẹ và bé, nhưng để đảm bảo an toàn mẹ bầu chỉ nên dùng khi được bác sĩ cho phép.




Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu của thai kỳ nếu sử dụng liều cao, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đặc biệt, vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vì nếu mẹ bầu uống Aspirin sau tuần thứ 30 của thai kỳ có thể gây đóng ống động mạch của thai nhi sớm (một mạch máu quan trọng ở thai nhi), làm chậm quá trình chuyển dạ và sinh nở. Điều này có thể khiến tim và phổi của bé bất thường. Ngoài ra, nó cũng có thể gây chảy máu kéo dài ở cả mẹ và bé.

Khi nào bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sử dụng Aspirin

Mặc dù dùng Aspirin khi mang thai có thể gây ra một số rủi ro nhưng bác sĩ vẫn sẽ chỉ cho mẹ sử dụng aspirin liều thấp nếu mẹ bầu mắc phải một số căn bệnh sau:

  • Tăng huyết áp khi mang thai (PIH) để tránh biến chứng trong quá trình sinh nở.

  • Hội chứng Hughes hay gọi là hội chứng kháng phospholipid (APLS), một chứng rối loạn hệ miễn dịch tạo ra các cục máu đông.

  • Dự phòng tiền sản giật ở những mẹ bầu có nguy cơ cao. Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, do thai nghén gây ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Việc sử dụng Aspirin không chỉ giúp làm giảm khả năng xuất hiện tiền sản giật mà còn có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan tới thai sản như sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

  • Tiểu đường hoặc rối loạn thận.

  • Đa thai hoặc có bệnh lý tự miễn kèm tổn thương mạch (hội chứng kháng phospholipid, lupus ban đỏ hệ thống).

Ngoài ra, Aspirin cũng có thể được sử dụng trong trường hợp mẹ bầu có ít nhất 2 trong số các nguy cơ trung bình sau đây:

  • Mang thai lần đầu, béo phì

  • Trong gia đình có mẹ hoặc chị/em gái từng bị tiền sản giật

  • Từ 35 tuổi trở lên

  • Có các yếu tố nguy cơ khác như từng sinh con nhẹ cân, thiếu tháng, từng bị thai lưu, khoảng cách trên 10 năm so với lần mang thai trước.

Phụ nữ có hội chứng kháng phospholipid. Ở phụ nữ mang thai, kháng phospholipid có mối liên quan tới tăng nguy cơ sảy thai, sảy thai liên tiếp cũng như các biến chứng khác trong thai kỳ. Tùy theo tình trạng và các vấn đề gặp phải, bác sĩ sẽ quyết định việc sử dụng aspirin đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác trong quá trình mang thai.

Nếu đã uống Aspirin khi mang thai phải làm sao?

Trong trường hợp nếu mẹ bầu đã dùng Aspirin trong một thời gian dài hoặc đang dùng Aspirin liều cao thì cần thông báo cho bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá và kiểm tra thật kỹ tình trạng của cả hai mẹ con để đưa ra quyết định có nên tiếp tục dùng không hay chuyển sang một phương án thay thế khác. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi và kiểm tra xem em bé có bị ảnh hưởng gì hay không.

Những lưu ý khi dùng Aspirin khi mang thai

Hiện nay, Aspirin liều cao (>300mg) được bán không cần kê đơn với mục đích hạ sốt, giảm đau. Nhưng mức liều cao này được khuyến cáo không dùng trong thai kỳ. Với mục đích hạ sốt, giảm đau, paracetamol là lựa chọn an toàn cho mẹ bầu.

Cần thông báo đầy đủ những loại thuốc và thực phẩm chức năng mà mẹ đang dùng với bác sĩ. Vì Aspirin có thể gây tương tác bất lợi với một số loại thuốc và làm tăng nguy cơ chảy máu kéo dài. Trong trường hợp mẹ bầu nằm trong phần chống chỉ định của thuốc thì không được sử dụng Aspirin, ngay cả với liều thấp.

Lưu ý khi sử dụng Aspirin trong thai kỳ, mẹ bầu nên tái khám định kỳ và thường xuyên để đánh giá ống động mạch và lượng nước ối. Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ những vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ và thai nhi, cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai để giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mẹ bầu cần phải lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Trong quá trình mang thai cần ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý

  • Tránh môi trường hóa chất độc hại hoặc sơn móng tay, dùng mỹ phẩm trong thời gian mang thai vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

  • Có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn cần được nấu chín, uống sôi, tránh đồ ăn tái sống chứa vi khuẩn.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay đồ uống có ga,...

  • Tránh các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung như: rau ngót, ngải cứu….để tránh những ảnh hưởng tới thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề uống Aspirin khi mang thai 3 tháng đầu được không? bởi các chuyên gia sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hồ Chí Minh. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc này, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 03.8558.1111 để được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.


Xem thêm bài viết:

108 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page